Phương pháp học qua trải nghiệm
KHÓA ĐÀO
TẠO DÀNH CHO GIÁO VIÊN TOÀN QUỐC
PHƯƠNG PHÁP HỌC
QUA TRẢI NGHIỆM
(EXPERIENTIAL LEARNING)
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA ĐÀO TẠO
Học tập
trải nghiệm, hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo hay học tập thông qua trải
nghiệm là những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong giai đoạn đổi mới giáo dục ở
nước ta trong những năm gần đây. Bởi lẽ, tâm điểm của mọi sự học ngày nay là
cách chúng ta xử lí những trải nghiệm có được, đặc biệt là sự chiêm nghiệm sâu
sắc về những trải nghiệm đó. Khóa học này giới thiệu phương pháp học qua trải
nghiệm (experiential learning), đây là một phương pháp tiếp cận (approach)
chính cho việc học tập vì một tương lai bền vững lấy học sinh làm trung tâm
(student-centered learning).
Phương pháp học qua trải nghiệm
lôi cuốn học sinh vào các hoạt động tư duy phản biện (critical thinking), giải
quyết vấn đề (problem solving) và ra quyết định (decision making) trong những
hoàn cảnh cụ thể với từng cá nhân. Phương pháp này cũng tạo ra những cơ hội để
các em tổng kết (debrief) và củng cố lại những ý tưởng và kỹ năng của mình
thông qua việc phản hồi (feedback), phân tích/chiêm nghiệm (reflection), cũng
như ứng dụng (application) những ý tưởng và kĩ năng đã tiếp thu trong những
tình huống mới.
Các trường phổ thông trên cả nước hiện nay cần tổ chức
các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính
sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải
nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng
tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của
mình. Nói tới trải nghiệm sáng tạo là nói tới việc học sinh phải trải qua thực
tế, tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc sự kiện nào đó và tạo ra những
giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết mới
không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có. Nhìn chung, phương pháp học qua trải
nghiệm tạo điều kiện cho học sinh phát
triển hài hòa, không chỉ biết duy nhất việc học văn hoá, mà các em còn có cuộc sống
tinh thần phong phú, có thể chất và ý chí, có đạo đức và trách nhiệm xã hội. Phương
pháp học qua trải nghiệm mang lại cho học sinh những kỹ
năng cần thiết để có thể học tập, và sau này là làm việc hiệu quả trong thời
đại toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, nơi sự thành công của con người phụ
thuộc rất lớn vào các kỹ năng mềm và hiểu biết xã hội.
Khóa đào
tạo “Phương
pháp học qua trải nghiệm” được thiết
kế nhằm phục vụ cho các giáo viên đang đảm nhận chương trình giáo dục phổ thông
và sách giáo khoa mới có dịp thực hành phương pháp học qua trải nghiệm cho học
sinh của mình. Cụ thể là, khóa đào tạo này giúp giáo viên:
-
Đánh giá đúng giá trị của phương pháp học qua trải nghiệm lấy học sinh làm
trung tâm.
-
Phân tích các nội dung trong phương pháp học qua trải nghiệm.
-
Xây dựng hướng dẫn cho việc giảng dạy sử dụng phương pháp trải nghiệm
(experiential approaches).
-
Liên kết phương pháp học qua trải nghiệm với giáo dục vì tương lai bền vững.
Nhìn chung, khóa đào tạo trang bị những kiến thức và kỹ
năng cho giáo viên về phương pháp học qua trải nghiệm. Tùy thuộc vào đặc trưng
về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa
phương, của nhà trường mà mỗi giáo viên có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ
chức sao cho phù hợp và hiệu quả.
Khóa đào tạo của chúng tôi được đánh giá là một trong những
chương trình truyền cảm hứng và tạo động lực nhiều nhất cho các giáo viên, giúp
giáo viên có được các kỹ năng sư phạm, thực hành quy trình xây dựng các bài giảng
và thực giảng ngay tại lớp học.
KHÓA ĐÀO TẠO THÍCH HỢP CHO AI ?
-
Giáo viên các trường phổ thông trên phạm vi cả nước
-
Các tổ trưởng chuyên môn, cán bộ quản lý giáo dục phổ thông
-
Và mọi cá nhân yêu nghề sư phạm,
có sự quan tâm nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân để từ đó
có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục.
NỘI DUNG KHÓA ĐÀO TẠO
Phần 1 – Tổng quan về phương pháp học qua
trải nghiệm
-
Bản chất của học qua trải nghiệm
-
Chiều sâu chất lượng của phương pháp học qua trải
nghiệm
-
Những đặc điểm của phương pháp học qua trải nghiệm
-
Quy trình 4 giai đoạn của phương pháp học qua trải
nghiệm
-
Phân tích quy trình học qua trải nghiệm
-
Những ích lợi của phương pháp học qua trải nghiệm
-
Những thách thức khi vận dụng phương pháp học qua
trải nghiệm
Phần 2 – Kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động học qua trải
nghiệm
- Các
yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế các hoạt động trải nghiệm
- 7
bước thiết kế bài dạy theo phương pháp học qua trải nghiệm
-
Hình thức tổ chức các
hoạt động học qua trải nghiệm
-
Các nguyên tắc tổ chức
các hoạt động trải nghiệm
-
Tầm quan trọng của bước
tổng kết
-
Hoạt động tổng kết của
giáo viên
-
Môi trường cho hoạt động
học qua trải nghiệm
-
Các tình huống minh họa
thực tế
-
Các bài tập thực hành
PHƯƠNG
PHÁP SỬ DỤNG TRONG KHÓA ĐÀO TẠO
Điểm
nổi bật của khóa đào tạo là các hoạt động thực hành ngay tại lớp. Qua đó, các giáo viên có
thể vận dụng ngay những nội dung đã học vào công việc thực tế của mình. Hoạt động
trải nghiệm nhằm định hướng, tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và
tham gia các hoạt động thực tiễn, qua đó tổ chức khuyến khích, động viên và tạo
điều kiện cho các em tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo
những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải
qua trong thực tiễn cuộc sống, từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống
và năng lực cho học sinh.
Khóa đào tạo góp phần nâng cao năng lực sư phạm cho các
giáo viên, nhờ sử dụng các phương pháp sau:
-
Thảo luận
mở (Open discussion)
-
Nghiên cứu
tình huống (Case study)
-
Bài tập tự
đánh giá (Self-assessment)
- Thuyết giảng ngắn (Mini-lecture)
-
Diễn vai (Role play)
-
Hoạt động
trò chơi (Learning games)
-
Chia sẻ theo cặp (Think
In-pairs share)
Tại các buổi học, ngoài việc cập nhật kiến thức
về phương pháp giảng dạy trải nghiệm, các thầy cô còn được chia sẻ kinh nghiệm
thực tiễn từ phía chuyên gia và tiếp cận trực tiếp các tình huống trong lớp học.
Không khí lớp học luôn được “hâm nóng” bởi sự nhiệt tình, sôi nổi và sáng tạo của
chính
các Thầy Cô.
THỜI LƯỢNG CỦA KHÓA ĐÀO TẠO
1
– 2 ngày
THÔNG TIN - LIÊN HỆ GIẢNG VIÊN
Tác giả, Diễn giả LẠI THẾ LUYỆN – Chuyên
gia huấn luyện Kỹ năng mềm & Phương pháp sư phạm
Giám đốc đào tạo & Phát triển Nhân lực - Công ty TNHH Tư vấn & Đào
tạo HIỆU QUẢ
Facebook: http://facebook.com/diengialaitheluyen
Email: laitheluyen@gmail.com
Mobile: 0971 045 965
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Baker, A.C., Jensen, P.J. and Kolb, D.A.
(2002) Conversational learning: an experiential approach to knowledge
creation, Greenwood Publishing Group.
2.
Beard, C. and Wilson, J.P. (eds) (2002) The
power of experiential learning: a handbook for trainers and educators,
Kogan Page, London.
3.
Itin, C.M. (1999) Reasserting the
philosophy of experiential education as a vehicle for change in the 21st
century, Journal of Experiential Education, 22(2), pp. 91–98.
4.
Kolb, D. (1984) Experiential Learning:
Experience as the Source of Learning and Development, Prentice–Hall,
Englewood Cliffs.
5.
Malinen, A. (2000) Towards the Essence of
Adult Experiential Learning: A Reading of the Theories of Knowles, Kolb,
Mezirow, Revans and Schon, University of Jyvaskyla, Finland.
6.
Miettinen, R. (2000) The concept of
experiential learning and John Dewey’s theory of reflective thought and action,
International Journal of Lifelong Education, 19(1), pp. 54–72.
7.
Moon, J.A. (2004) Handbook of Reflective
and Experiential Learning Theory and Practice, RoutledgeFalmer.
8.
Silberman, M.L. (ed) (2007) The Handbook of
Experiential Learning, Temple University.
9.
Wessels, M. (2006) Experiential Learning,
Juta and Co. Ltd.
10. Whitaker, P. (1995) Managing to Learn: Aspects of Reflecting and
Experiential Learning in Schools, Cassell, London
Nhận xét
Đăng nhận xét